BỐ TRÍ THIẾT BỊ TRONG NHÀ VỆ SINH MỘT CÁCH KHOA HỌC

 

LƯU Ý KHI BỐ TRÍ THIẾT BỊ TRONG NHÀ VỆ SINH

1.Phân khu nhà tắm, “khu khô” và “khu ướt” - cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Hiện nay thịnh hành trend bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống thành “khu vực khô”, “khu vực ướt”. Hay còn gọi là phân khu rửa, xí - khu vực khô, khu vực tắm - khu vực ướt. Việc phân khu nhà tắm sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình sử dụng, và vệ sinh dọn dẹp. Hãy cùng tham khảo cách bố trí thiết bị trong nhà vệ sinh này nhé.

Thông thường, họ sẽ bố trí thiết bị gần cửa ra vào sẽ là khu vực lavabo, bồn cầu. Khu vực này cần được giữ khô ráo để phục vụ cho các hoạt động như thay đồ, trang điểm hay vệ sinh cá nhân.

Khu vực ướt sẽ bao gồm sen vòi/ sen cây hoặc bồn tắm - nếu có , khu vực này thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước - tắm, giặt.

Bố trí thiết bị trong nhà vệ sinh thành “Khu khô” và “khu ướt”  

Khu vực khô

Đối với các phòng tắm nhỏ, khu vực khô bạn có thể bố trí thiết bị trong nhà vệ sinh như sau: sử dụng lavabo bắn tường chân lửng, chân dài; hoặc lavabo đặt bàn đá, lavabo tủ chất liệu gỗ nhựa PVC - sang trọng, hiện đại.

Bên cạnh lavabo, thông thường người ta bố trí thanh vắt khăn- máng khăn đa năng, cùng với kệ xà phòng và gương soi ngay khu vực cửa ra vào. Khi bố trí gương nhà tắm, sẽ tùy theo sở thích của chủ nhà hoặc dựa vào đặc thù khu vực nhà tắm mà sẽ đưa đến quyết định chọn gương chữ nhật điển hình hay chọn gương decor hiện đại. Ví dụ, nếu khu vực nhà tắm của bạn hình ngũ giác hoặc tam giác bạn có thể chọn mẫu gương hình tròn để làm mềm mại các đường nét của phòng tắm.

Trong khu vực khô nên bố trí bồn cầu một khối, vừa đẹp vừa dễ dàng vệ sinh.

Khu vực ướt

Bạn có thể ngăn khu vực khô với khu vực ướt bởi vách kính, vách ngăn kính. Vừa tạo sự riêng tư, vừa phân cách được khu vực khô với khu vực ướt.

Để tối ưu được không gian nhà tắm, sen tắm/sen tắm cây sẽ được bố trí cuối phòng tắm để hạn chế tối đa nước chảy ra sàn nhà tắm, hạn chế vấn đề vệ sinh vất vả

Nếu có, bồn tắm sẽ được bố trí trong khu vực này. Có thể kết hợp sen tắm/sen tắm cây cùng bồn tắm, vừa tiết kiệm chi phí vừa tận dụng không gian nhà tắm hiệu quả.

2. Quan tâm đến chống thấm, đường thoát nước của sàn nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh luôn có đặc điểm thường xuyên ẩm ướt. Chính vì vậy chúng ta phải quan tâm đến 2 yếu tố là sự chống thấm và đường thoát nước của sàn nhà vệ sinh.

Sàn nhà vệ sinh nên có độ dốc dao động từ 3 – 5 độ về phía miệng phễu thu nước. Và nền nhà tắm cũng nên làm thấp hơn so với sàn nhà từ 5 -10 cm để tránh hiện tượng nước thoát không kịp làm tràn lên sàn nhà, gây mất vệ sinh.

Vật liệu sử dụng làm mặt sàn phải chống trơn, trượt. Và tường nhà tắm phải có biện pháp chống thấm bằng ốp gạch- đá để ngăn hiện tượng tường bị ngấm, ố mốc đóng rêu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giải đáp: Độ bóng bề mặt inox gồm những loại nào? Inox 304 mài bóng ( Bề mặt 8K) được mài bóng ra sao?

PHÂN BIỆT INOX 304 NHƯ THẾ NÀO - NAM CHÂM CÓ HÚT INOX 304 KHÔNG ???